Chỉ số bất bình đẳng giới (Gender Inequality Index, GII) của Đài Loan năm 2021 đứng thứ 7 thế giới. Chỉ số GII do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) biên soạn với 5 tiêu chí thuộc 3 lĩnh vực: Sức khỏe sinh sản, trao quyền và thị trường lao động để đánh giá tình hình bình đẳng giới tại các nước.
Đài Loan đứng thứ 7 thế giới về bình đẳng giới
Trong bảng xếp hạng GII toàn cầu năm 2021, Đan Mạch ở vị trí đứng đầu thế giới, Na Uy xếp thứ 2 và Thụy Sĩ xếp thứ 3. Đài Loan đã có sự tiến bộ so với năm 2019 về chỉ số bình đẳng giới. Theo Chỉ số GII năm 2021 do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) công bố, Đài Loan xếp thứ 7 thế giới và đứng đầu châu Á về bình đẳng giới trong số 171 quốc gia và đứng đầu châu Á. Thứ hạng của Đài Loan được xếp trên Singapore (thứ 8 thế giới), Hàn Quốc (thứ 16 thế giới) và Nhật Bản (thứ 23 thế giới).
Bình đẳng giới tại Đài Loan được thể hiện qua những gì?
Tỷ lệ nữ chủ doanh nghiệp ở Đài Loan năm 2011 cao hơn so với Nhật Bản và Hàn Quốc: Tài liệu trong Sách trắng Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Bộ Kinh tế cho thấy tỷ lệ nữ chủ doanh nghiệp ở Đài Loan năm 2011 là 37%, cao hơn tỷ lệ 36,8% của Hàn Quốc. Trong đó, tỷ lệ nữ chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Đài Loan là 37,2%, cao hơn tỷ lệ 17,4% của Nhật Bản. Phụ nữ Đài Loan được đánh giá là rất hăng hái tham gia các ngành nghề.
Khoảng cách tỷ lệ giữa nam và nữ nhân viên ở các nước châu Á đều đã được cải thiện: Do trình độ học vấn của phụ nữ Đài Loan đã được nâng cao, thêm vào đó là sự thay đổi cơ cấu ngành nghề và mong muốn làm việc tăng lên rõ rệt nên tỷ lệ phụ nữ đi làm trong năm 2022 là 44,7%, tăng 0,5 điểm phần trăm so với năm 2013. Tỷ lệ này ở Singapore và Nhật Bản đều tăng 2,1 điểm phần trăm, Hàn Quốc cũng tăng 1,6 điểm phần trăm. Ngoài ra, Hồng Kông năm 2021 cũng tăng 2,3 điểm phần trăm so với năm 2013.
Lao động làm việc trong ngành sản xuất các nước chủ yếu là nam giới, trong khi tỷ lệ phụ nữ làm việc trong ngành bán buôn và bán lẻ đã tăng lên. Quan sát các ngành nghề cho thấy tỷ lệ phụ nữ Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản làm việc trong ngành sản xuất đều dưới 30% trong khi tỷ lệ này ở Đài Loan là 38,3%, ở Singapore là 37%, đạt mức tương đối cao. So với năm 2013, tỷ lệ phụ nữ làm việc trong ngành sản xuất của Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản và Hồng Kông đều đã tăng lên. Ngược lại với ngành sản xuất, tỷ lệ phụ nữ Đài Loan, Nhật Bản, Hồng Kông và Singapore làm việc trong ngành bán buôn và bán lẻ đều cao hơn nam giới, trong đó tỷ lệ ở Hồng Kông là nổi bật nhất với 60%. So với năm 2013, tỷ lệ phụ nữ làm việc trong ngành bán buôn và bán lẻ ở các nước đều có xu hướng tăng lên.
Nguồn Ministry of Economic Affairs
Cập nhật những ngành học thú vị với những cơ hội học bổng dành cho sinh viên quốc tế tại Du học Ưu Việt nhé